Xây Dựng Mới
Nguyệt San Văn Hoá, Mỹ Thuật, Kiến Trúc. Tháng 1 năm 1959.
https://tusachtiengviet.com/search?r=Lz9mYmNsaWQ9SXdBUjFENFRHbGt2aFZ5YVFGQ3FFUlZmOHlXSnQ0SzJsSUFCdW5iOVJCV0VJSERVWXd5emR0ZzJIRWRWQQ&k=xay+dung+moi
---------------------
TC Kiến Trúc Xây Dựng Mới
của TNKT năm 1967.
kientruc5sj.
https://kientruc5sj.wordpress.com/category/architecture-study/page/2/
GHI NHẬN TỪ TẠP CHÍ XÂY DỰNG MỚI CỦA KIẾN TRÚC SƯ ĐOÀN MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 – P1
Trước nhũng năm 1980, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu một số Công trình kiến trúc ở Sài Gòn như Thư viện quốc gia của KTS. Nguyễn Hữu Thiện, Trường dạy nghề Đà Nẵng của KTS. Lê Anh Kim, Nguyễn Quang Thụ và một số tác phẩm kiến trúc khác trong các lĩnh vực nhà ở của KTS Phạm Văn Tháng, dinh thự của KTS. Ngô Viết Thụ, bệnh viện của KTS Trần Đình Quyền… cũng như nhiều tác phẩm đáng nói đến của các nhà kiến trúc nước ngoài thiết kế cho miền Nam như Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm sư phạm kĩ thuật Thủ Đức ớ Sài Gòn và Bệnh viện Đà Nang.
Đã có lần dạo bước trên đường phố thành phố Hổ Chí Minh, chúng tôi thu thập được một vài số tạp chí Xây dựng mới của Kiến trúc sư đoàn miền Nam trước năm 1975, sau này, với sự giúp đỡ của KTS Ngô Huy Quỳnh ớ miền Bắc và KTS. Phạm Tứ ớ miền Nam, có thể số lượng các tạp chí Xây dựng mới đó gần như đầy đủ.
Thật ra, từ nhiều năm qua, khi đọc lại những tờ tạp chí Xây dựng mới, xuất bán khoảng hơn 10 số, với gia đồng tiền miền Nam lúc đó chí 15đ, 20đ một sô, với tư cách là một nhà tư liệu học hay một nghệ sĩ kiến trúc, hoặc một người nghiên cứu lý luận hay lịch sử kiến trúc… chúng tôi hay các bạn – đều sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí sẽ kinh ngạc, là làm sao mà chân dung nèn kiến trúc miền nam lại có thê từ những sô báo đó hiện lên rõ nét như thế.
Một tác phẩm kiến trúc có thể bển vững về mặt thể chất và tinh thần tới hơn 50, 70 năm hay hơn nữa. Một ấn phẩm kiến trúc cũng tương tự, thậm chí sức sống của nó có thể làm cho nó tồn tại lâu dài.
Chúng ta thấy gì, hiểu gì, ghi nhận được những gì từ trong những sô tạp chí Xây dựng mới xuất bản thời kỳ trước và sau nhũng năm 1960 đó. Chúng tôi thấy hàm lượng thông tin từ các số tạp chí Xây dựng mới có khả năng trá lời cho chúng ta những vấn đề sau đây:
– Lực lượng kiến trúc sư miền nam lúc đó như thế nào và chân dung một số kiến trúc sư tiêu biểu ra sao.
– Ó miền Nam lúc đó, xã hội và giới kiến trúc đã quan tâm đến quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và chỉnh trang đô thị như thế nào.
– Kiến trúc nhà công cộng và kiến trúc nhà ở miền Nam lúc đó, phát triển như thế nào. Hình thức kiến trúc và vật liệu, kết cấu thời gian đó như thê nào.
– Thực tế cuộc sống của nghệ thuật kiến trúc hiện đại còn gắn kết với di sản, cảnh quan, du lịch, thời trang và thị hiếu thẩm mỹ tốt chứ không nên chỉ dừng lại ở bản thân kiến trúc và đô thị.
– Kiến trúc thế giới lúc đó có gì mới.
--------------------------
GHI NHẬN TỪ TẠP CHÍ XÂY DỰNG MỚI CỦA KIẾN TRÚC SƯ ĐOÀN MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 – P2
Đảm nhận được việc trả lời nhũng câu hỏi trên tốt hay không tốt, không những là nhiệm vụ của giới kiến trúc miền Nam, mà còn thê hiện trình độ nghề nghiệp và trình độ văn hoá của kiến trúc sư miền nam lúc đó. 5 vấn đề trên, thòi kỳ nào cũng quan trọng, hiện nay hay trong tương lai, chúng sẽ còn ám ảnh và đòi hỏi các nhà kiến trúc việt nam đương đại phải nghiên cứu và giải quyết.
Về lực lượng kiến trúc sư miền Nam đương thời, qua danh sách đầy đủ và nhũng phản ánh về cách hành nghề trong tạp chí, ta thấy có thể dùng các tính từ là “tương đối hùng mạnh” và “khá dính kết” để miêu tả đoàn thể nghề nghiệp này.
Các kiến trúc sư Võ Đức Diên, Nguyễn Thuỵ, Nguyễn Gia Đức, Nguyễn Bá Chí, Nguyễn Hữu Thiện, Ngô Khắc Trâm, Vĩnh Dự, Phạm Gia Hiến, Hoàng Hùng… đều vừa là những cây viết tích cực trên tạp chí Xây dựng mới (là thành viên sáng lập hoặc trong Ban biên tập), lại vừa là các kiến trúc sư hành nghề năng động ngoài đời.
Lực lượng kiến trúc sư tốt nghiệp từ Viện Đại học Sài Gòn thực sự đóng góp cho nền kiến trúc miền Nam không khỏi bị ảnh hưởng sâu đậm bởi quan điếm kiến trúc của các kiến trúc sư thế hệ trước. Các quan điểm đó đã được phát biểu trên các tờ tạp chí Xây dựng mới. Họ được đào tạo theo quan điểm cứa Beaux – Arts Pháp cho đến tận sau này. Nhiều tác phám của sinh viên của Viện Đại học Sài Gòn đăng trong “Tuyến tập các Đồ án kiến trúc của Viện Đại học Sài Gòn” cũng là bộ sách đáng đánh giá cao.
Theo tôi, có thể thuật ngữ “Quy hoạch đô thị” (Urbanisme, Urbanism) và cả “Thiết kế đô thị” (City Design) đã vào miền Nam rất sớm, bằng chứng là đọc các bài “Sự thành hình cứa các thủ đô” (số 9), các bài về “Khu Thú Thiêm” – một thành phố tương lai” (đăng trên nhiều số liền) và bài “Vài nét đại cương về chỉnh trang đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn” (số 9 – giới thiệu tư tướng Quy hoạch của Ngô Viết Thụ). Khu Thủ Thiêm lúc bấy giờ đã được làm chi tiết với mô hình phương án quy hoạch được điều phối bới một trục chính rất mạnh. Quan điểm quy hoạch khu Trung tâm Sài Gòn lúc bây giờ qua cấc dự án thường được tạo thành bởi các trung tâm hành chính thương mại hình bán phang, đột xuất vươn lên các cao ốc, liệu có phải là “tiền thân” của “Thuận Kiều Plaza” và các dự án mang tính quần thể cao ở Sài Gòn thời diêm hiện nay ?
Trụ sở I DECAF. KTS. Nguyễn Quang Nhạc
Từ các đồ án còn trên giấy và có giá trị, đến các công trình đã xây xong… về nhà ớ, “cư xá”, “biệt thự lầu”, “nhà ớ tiền chế”, “nhà liên kế rẻ tiền cho công chức”, “nhà cao”… và về nhà công cộng, tiêu biểu là khách sạn Caravelle ở Sài Gòn (tác phẩm của KTS Nguyễn Văn Hoa) và nhà máy tiêu biểu là Đồ án VINATEXCO Gia Định (của Nguyễn Văn Hoa và Phạm Văn Thâng) và đồ án Nhà máy Chỉ sợi Đà Nẵng (tác phẩm của KTS Lê Anh Kim). Việc tiếp cận với vật liệu mới, kết cấu mới (một số vật liệu cao cấp du nhập vào) là tiền đề vũng chắc đế có một số tác phám tốt ờ miền Nam. Thậm chí gara ôtô cao tầng trong đô thị cũng được đón đầu nghiên cứu (giới thiệu tác phẩm nghiên cứu Parking cao tầng của KTS. Võ Toàn Công).
Trùng tu kiến trúc, tham quan du lịch, thời trang… là những mảng màu khác của cục diện kiến trúc chung cũng được đề cập đến dưới các cái tên và bài khác nhau như “Bảo tồn cổ tích”, “Đường đi ven biển” và “y phục phụ nữ”.
Quan điểm và tư tướng kiến trúc cúa Le Corbusier và Frank Lloyd Wright, cũng như Join Utzon và Frei Otto được trân trọng giới thiệu trên tạp chí. Đọc trên các tờ tạp chí này, chúng ta còn thấy lời kêu gọi “thành lập Hội Xây dựng”, việc phổ biến “Luật Đất đai” và giới thiệu cách làm nội thất nhà ớ đô thị, nhà ở nông thôn.
Qua tạp chí Xây dựng mới của Kiến trúc sư đoàn miền Nam trước năm 1975, tôi thấy hiện lên một bức tranh toàn cảnh rất bổ ích vể kiến trúc miền Nam lúc đó, với những tác phẩm kiến trúc từ mộc mạc đến sang trọng, với nhũng quan điếm kiến trúc không kém phần nhân văn; kiến trúc – với tư cách là một nghệ thuật xã hội – dù có bị hạn chế bởi chính trị – vẫn có những nét tiến bộ riêng của nó.
Tạp chí đã có:
· 1957- số 10-11- số ra mắt.
· 1958- số 4- Đường đi ven biển
· 1958- số 5- Gia cư
· 1966- số 1 bộ mới- Đại hội kiến thiết.
· 1967- số 3- Kiến trúc Việt Nam
· 1967- số 5- Gia cư